11:22 ICT Chủ nhật, 06/10/2024

Chuyên mục

Trang nhất » Tin Tức » Văn bản - Quy định

Một số vấn đề về thanh quyết toán BHYT ( có file kèm theo)

Thứ hai - 13/02/2017 15:32
HƯỚNG DẪN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN BHYT
HƯỚNG DẪN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN BHYT
 
I. THANH TOÁN TIỀN KHÁM BỆNH
 
a) Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đã được khám, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó thấy có biểu hiện bất thường, quay trở lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 2 trở đi trong một ngày, việc thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH được tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh. (tức là 30% của 10000đ = 3000đ).
 
b) Trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh:
- Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ: được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.
- Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên: thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh.
II. THANH TOÁN NGÀY GIƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
 (Theo công văn 7117/BYT-KH-TC ngày 27 tháng 09 năm 2016)

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu thêm của người bệnh hoặc thanh toán với quỹ BHYT các loại vật tư, các chi phí sau trong quá trình điều trị như: găng tay sử dụng trong tiêm, truyền và chăm sóc người bệnh; bơm kim tiêm thông thường loại dùng 01 lần, dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 10ml; kim lấy thuốc.

b) Trường hợp người bệnh chuyển từ 3 khoa  trở lên trong cùng một ngày thì giá ngày giường điều trị nội trú hôm đó được tính bằng trung bình cộng tiền ngày giường tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 4 giờ có mức giá tiền giường cao nhất và tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 4 giờ có mức giá tiền giường thấp nhất quy định tại Thông tư 37.
Ví dụ trong một ngày một bệnh nhân được chuyển đến các khoa sau để điều trị:
- Điều trị ở khoa A (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 99.000 đồng) với thời gian nằm và theo dõi là 6 giờ; sau đó chuyển đến khoa B (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 89.000 đồng) với thời gian nằm và theo dõi là 10 giờ; sau đó chuyển đến khoa C (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 69.000 đồng) để điều trị đến khi ra viện. Khi đó tiền ngày giường điều trị nội trú ngày hôm đó được tính = (99.000 + 69.000)/2 = 84.000 đồng.
- Cũng ví dụ trên nếu người bệnh nằm ở khoa A để theo dõi và điều trị trong thời gian là 3 giờ thì tiền giường bệnh ngày hôm đó được tính = (89.000 + 69.000)/2 = 79.000 đồng.

c) Trường hợp người bệnh vào viện hôm trước, ra viện hôm sau, thời gian nằm và điều trị từ 4 giờ đến 24 giờ thì chỉ tính là 01 ngày điều trị nội trú.

d) 
Giá ngày giường điều trị được tính cho 01 người/01 giường điều trị. Trường hợp phải nằm ghép 02 người/01 giường thì chỉ được thu tối đa 50%, trường hợp nằm ghép từ 03 người trở lên thì chỉ được thu tối đa 30% mức thu ngày giường điều trị đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
III. THANH TOÁN ĐỐI VỚI MỘT SỐ DỊCH VỤ KHÔNG CÓ TRONG DANH MỤC DỊCH VỤ KỸ THUẬT CỦA THÔNG TƯ 43/TT-BYT VÀ THÔNG TƯ 50/TT-BYT.
1) Trường hợp đã được quy định giá tại Thông tư 37: Trong thời gian chờ Bộ Y tế ban hành bổ sung danh mục dịch vụ kỹ thuật và bổ sung phân loại phẫu thuật, thủ thuật, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thu của người bệnh và thanh toán với Cơ quan BHXH theo mức giá đã quy định tại Thông tư 37.

2) Trường hợp đã được Bộ Y tế phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật: được áp dụng mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 (nếu có).

3) Trường hợp có tên trong Quyết định 23/2005/QĐ-BYT về việc Ban hành quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh nhưng chưa được quy định giá tại Thông tư 37:
- Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa thực hiện phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật theo Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT: tạm thời áp dụng giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 (nếu có).
- Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật theo Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT: đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp danh mục các dịch vụ kỹ thuật báo cáo Bộ Y tế để hướng dẫn thực hiện.

4) Các dịch vụ kỹ thuật thuộc các chuyên khoa ngoài các chuyên khoa (Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Nội tiết, Hóa sinh, Tạo hình thẩm mỹ và Nhi khoa), chưa được Bộ Y tế phiên tương đương thì thực hiện thanh toán như sau:
- Dịch vụ kỹ thuật được thực hiện ở nhiều chuyên khoa nhưng mới xếp tương đương ở một số chuyên khoa thì được áp dụng mức giá của dịch vụ kỹ thuật đã phiên tương đương tại chuyên khoa có mức giá thấp nhất.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẺ BHYT

          1. Bệnh nhân đang điều trị nội trú nhưng BHYT hết hạn sử dụng :
             - BHYT hết hạn ngày nào thì bệnh nhân chỉ được hưởng quyền lợi đến ngày đó ( được quy định tại điểm 4 theo công văn 1225/BHXH-GĐBHYT ngày 12/09/2017 của BHXH Bến Tre).

              - Ghi giá trị sử dụng của thẻ BHYT trên mẫu 02/BV (bảng kê ra viện) đối với các trường hợp nằm viện nội trú đối với trường hợp 2 thẻ BHYT nối tiếp giống nhau số thẻ và mức hưởng: giá trị từ ghi theo BHYT cũ, giá trị đến ghi theo BHYT mới.
             - Ghi giá trị sử dụng của thẻ BHYT trên mẫu 02/BV (bảng kê ra viện) đối với các trường hợp nằm viện nội trú đối với trường hợp 2 thẻ BHYT nối tiếp khác nhau số thẻ:  tách ra 2 bảng kê, bảng kê thứ nhất giá trị từ ghi theo BHYT cũ, giá trị đến ghi theo BHYT cũ. Bảng kê thứ hai giá trị từ ghi theo BHYT mới, giá trị đến ghi theo BHYT mới


         2. Bệnh nhân khám ngoại trú nhưng BHYT còn hạn dùng ít hơn số ngày ra toa:
          -  BHYT hết hạn ngày nào thì bệnh nhân chỉ được hưởng quyền lợi đến ngày đó, các ngày còn lại của toa thuốc chuyển qua toa thu phí (ược quy định tại điểm 4 theo công văn 1225/BHXH-GĐBHYT ngày 12/09/2017 của BHXH Bến Tre).   

        
 3. Bệnh nhân vào viện không mang BHYT bổ sung BHYT sau
         - Căn cứ Khoản 1, 6 Điều 8 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định về thủ tục khám chữa bệnh BHYT, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ra viện, đảm bảo quyền lợi bệnh nhân theo hạn thẻ BHYT

          4. Thẻ BHYT 5 năm liên tục :
4.1. Trường hợp các cơ sở y tế đã xác định được số lũy kế chi phí cùng chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm có số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (6 tháng lương cơ sở hiện nay là 7.260.000đ) đối với người bệnh đã có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên (tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục) thì cơ sở y tế không thu thêm chi phí cùng chi trả của người bệnh, đồng thời có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu mức cùng chi trả đủ 6 tháng lương cơ sở cho người bệnh để cơ quan Bảo hiểm xã hội có căn cứ cấp giấy không phải cùng chi trả trong năm tài chính.
4.2. Trường hợp cơ sở y tế không xác định được số lũy kế chi phí cùng chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm tại thời điểm có mức chi phí lớn hơn 6 tháng lương cơ sở ( tính tử thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục) thì người bệnh sẽ tự thanh toán phần chi phí cùng chi trả, sau đó mang hóa đơn, chứng từ đến cơ quan BHXH để được thanh toán trực tiếp số tiền đã phải trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (6 tháng lương cơ sở hiện nay là 7260000đ).
V. CÁC ĐIỂM LƯU Ý TRONG CHUYỂN TUYẾN – THÔNG TUYẾN

1. “Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế”  theo thông tư số: 40/2015/TT-BYT Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015 về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
         a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
         b) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
        c) Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
       d). Trường hợp cấp cứu:
- Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
- Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
      e. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
 
      f. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
 
2. “ Các trường hợp chuyển vượt tuyến được coi là đúng tuyến” theo thông tư 04/2016/TT-BYT ngày 26-2-2016 quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, BHYT lên quan đến khám bệnh chữa bệnh lao.
         a/ Người tham gia BHYT mắc bệnh lao, lao kháng thuốc, nghi mắc lao, lao tiềm ẩn đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã được chuyển thẳng đến cơ sở y tế tuyến tỉnh.
         b/ Theo thông tư Số: 14/2014/TT-BYT Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
-  Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
         c/ Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này:
        Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến:
        Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
 
        3. “Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế”  theo thông tư số: 40/2015/TT-BYT Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015 về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
a. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
          - Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
          - Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
         - Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký;
        - Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
 
b. Sử dụng Giấy hẹn khám lại: Mỗi Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Mẫu Giấy hẹn khám lại đối với người bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này:


 PHỤ LỤC SỐ 01
STT Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp
1 Lao (các loại)
2 Bệnh Phong
3 HIV/AIDS
4 Di chứng viêm não; Bại não; Liệt tứ chi ở trẻ em dưới 6 tuổi
5 Xuất huyết trong não
6 Dị tật não, não úng thủy
7 Động kinh
8 Ung thư *
9 U nhú thanh quản
10 Đa hồng cầu
11 Thiếu máu bất sản tủy
12 Thiếu máu tế bào hình liềm
13 Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)
14 Tan máu tự miễn
15 Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
16 Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm
17 Bệnh Hemophillia
18 Các thiếu hụt yếu tố đông máu
19 Các rối loạn đông máu
20 Von Willebrand
21 Bệnh lý chức năng tiểu cầu
22 Hội chứng thực bào tế bào máu
23 Hội chứng Anti – Phospholipid
24 Hội chứng Tuner
25 Hội chứng Prader Willi
26 Suy tủy
27 Tăng sinh tủy - suy giảm miễn dịch bẩm sinh do thiếu hụt gamaglobulin
28 Tăng sinh tủy - suy giảm miễn dịch bẩm sinh do thiếu sắt
29 Basedow
30 Đái tháo đường
31 Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh acid hữu cơ, acid amin, acid béo
32 Rối loạn dự trữ thể tiêu bào
33 Suy tuyến giáp
34 Suy tuyến yên
35 Bệnh tâm thần *
36 Parkinson
37 Nghe kém ở trẻ em dưới 6 tuổi
38 Suy tim
39 Tăng huyết áp có biến chứng
40 Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim
41 Bệnh tim bẩm sinh; Bệnh tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, đặt máy tạo nhịp)
42 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
43 Hen phế quản
44 Pemphigus
45 Pemphigoid (Bọng nước dạng Pemphigus)
46 Duhring – Brocq
47 Vảy nến
48 Vảy phấn đỏ nang lông
49 Á vảy nến
50 Luput ban đỏ
51 Viêm bì cơ (Viêm đa cơ và da)
52 Xơ cứng bì hệ thống
53 Bệnh tổ chức liên kết tự miễn hỗn hợp (Mixed connective tissue disease)
54 Các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người
55 Di chứng do vết thương chiến tranh
56 Viêm gan mạn tính tiến triển; viêm gan tự miễn
57 Hội chứng viêm thận mạn; suy thận mạn
58 Tăng sản thượng thận bẩm sinh
59 Thiểu sản thận
60 Chạy thận nhân tạo chu kỳ, thẩm phân phúc mạc chu kỳ
61 Viêm xương tự miễn
62 Viêm cột sống dính khớp
Ghi chú: (*) là tên bệnh, nhóm bệnh quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
4. “Chuyển tuyến bệnh nhân lao”  theo công văn số 552/BVPTW-CTCLQG ngày  12 tháng 04 năm 2016.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân lao cho việc chuyển tuyến từ trung ương về tỉnh, BVPTW-CTCLQG xây dựng lại quy trình chuyển tuyến như sau: Bệnh nhân lao sau khi được chẩn đoán và điều trị một thời gian tại bệnh viện Phổi Trung Ương sẻ được chuyển thẳng về đơn vị chống lao tuyến huyện để tiếp tục điều trị. Đơn vị chống lao tuyến huyện sau khi tiếp nhận bệnh nhân lao có trách nhiệm đăng ký điều trị tiếp cho bệnh nhân và báo cáo với đơn vị chống lao tuyến tỉnh đồng thời báo cáo phản hồi cho Phòng kế hoạch tổng hợp – BVPTW.
5. “thực hiện chuyển tuyến trong khám chữa bệnh BHYT vùng giáp ranh giữa hai tỉnh” theo công văn số 1875/SYT-NVY ngày 03 tháng 06 năm 2015. 
- BHXH tỉnh Bến Tre thống nhất với BHXH tỉnh Vĩnh Long chi trả cho bệnh nhân có thẻ BHYT của tỉnh Bến Tre khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh của tỉnh Vĩnh Long.
6. “Chuyển tuyến bệnh nhân tiếp tục điều trị.” Theo công văn số 636/BVPNT-CĐT ngày 26 tháng 06 năm 2015.
Từ ngày 1-7-2015 những bệnh nhân sau khi điều trị tại bệnh viện PNT được chuyển về địa phương tiếp tục điều trị sẽ thực hiện theo mẫu “ Giấy chuyển tuyến”  trên đó thể hiện đầy đủ thông tin về việc điều trị cho bệnh nhân. Quý đơn vị lưu ý:
Đối với các bệnh nhân ơ TP.HCM sẻ được cấp đem về 03 liều thuốc điều trị lao kể từ ngày chuyển tuyến.
Đối với các bệnh nhân ơ địa phương khác sẻ được cấp đem về 07 liều thuốc điều trị lao kể từ ngày chuyển tuyến.
Khi điều trị tại địa phương, quý đơn vị thu nhận vào sổ với số đăng ký mới ( không phải số chuyển tuyến đến tiếp tục điều trị ), các thủ tục khác thực hiện theo quy định của CTCL QG.

VI. KÝ VÀ KẾT LUẬN KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH THEO CÔNG VĂN 3639/BYT-KCB NGÀY 27 THÁNG 06 NĂM 2017


a) Nội dung vướng mắc: Về nội dung, thẩm quyền người ký và kết luận vướng mắc trong đọc kết quả X-quang, Chẩn đoán hình hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Văn bản hướng dẫn:
- Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Mục 17 - Quy chế công tác khoa xét nghiệm, quy định: “Trưởng khoa xét nghiệm phải kiểm tra lại kết quả xét nghiệm và ký trước khi trả kết quả cho khoa điều trị; bệnh phẩm còn lại chỉ được hủy sau khi trưởng khoa đã kí duyệt”. Mục 57 - Quyền hạn của Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: “Đọc kết quả chẩn đoán, kí phiếu trả kết quả trong phạm vi được phân công”.
- Theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
+ Đối với khoa xét nghiệm: Tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 23 đã quy định: “Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm kết luận chẩn đoán”.
+ Đối với khoa chẩn đoán hình ảnh: Tại Điểm e, Khoản 5, Điều 23 đã quy định: "Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán "Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết luận chẩn đoán”.

c) Hướng dẫn thực hiện:
- Đề nghị triển khai thực hiện quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:
+ Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm kết luận chẩn đoán (theo quy định tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 23 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP).

+ Trường hợp bệnh viện không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết luận chẩn đoán (theo quy định tại Điểm e, Khoản 5, Điều 23 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP).
Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, y tế ngành triển khai thực hiện theo đúng các quy định hiện hành bảo đảm quyền lợi của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thanh toán khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. 


DOWNLOAD TÀI LIỆU : Huong_Dan_BHYT.doc
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 98

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 11818

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 97371

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 16921956

Thăm dò ý kiến

Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi?

Phục vụ bệnh nhân tốt

Khám bệnh chuyên nghiệp

Bác sĩ chuyên nghiệp

Tất cả các ý kiến trên