06:18 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Chuyên mục

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thông bệnh lao

Cách Phòng Tránh Giảm Nguy Cơ Lây Nhiễm Bệnh Lao Tại Bệnh Viện

Thứ ba - 17/03/2020 04:39
Lao là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà con người đã và đang phải đối mặt vì bệnh lây truyền qua đường không khí, có khả năng gây tử vong cao nếu không được điều trị và đã xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn đa kháng và siêu kháng thuốc.
Đến nay chúng ta hiểu được rất rõ về vi khuần lao, đường lây truyền, phương pháp chẩn đoán, điều trị và dự phòng. Tuy nhiên việc thực hành còn gặp nhiều khó khăn vì điều trị lao kéo dài và phức tạp, hiểu biết của cán bộ y tế và cộng đồng còn hạn chế và nhất là còn kỳ thị dẫn đến thực hành không đạt chuẩn, né tránh dẫn đến hậu quả điều trị sai, kháng thuốc gia tăng, dự phòng sai lầm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cơ sở y tế, trong gia đình, nơi công tác, nơi đông người và trong cộng đồng.
Ngày nay, Chiến lược Quốc gia Việt Nam cung như trên toàn cầu về kết thúc bệnh Lao đòi hỏi có biện pháp quyết liệt sao cho: Phát hiện sớm và hết các thể lao, điều trị khỏi cho các trường hợp được phát hiện, kể cả lao kháng thuốc và siêu kháng thuốc, kiểm soát lây nhiễm bảo vệ cộng đồng xung quanh. Kiểm soát lây nhiễm đóng vai trò quan trọng mà hiện nay nhiều người, nhiều cơ sở y tế và gia đình chưa chú ý đúng mức.
Trên cơ sở đó, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bến Tre đã tổ chức tập huấn, phổ biến cho cán bộ mạng lưới phòng chống Lao của tỉnh về thực hành và tư vấn cho người bệnh và cộng đồng về tuyên truyền phòng chống Lao.
          Hưởng ứng ngày chống lao thế giới 24/3, Ban Giám đốc Bệnh viện đã tích cực tuyên truyền  về các biện pháp phòng chống Lao trong cơ sở y tế, khu tập trung đông người hộ gia đình người bệnh lao và cộng đồng được an toàn.
          Để kiềm soát lây nhiễm lao thì biện pháp phòng ngừa chủ yếu dựa trên cơ sở truyền nhiễm. Tất cả bệnh nhân đến cơ sở y tế với dấu hiệu nghi ngờ lao hoặc mắc bệnh Lao phổi sẽ đưa vào nhóm nguồn lây có khả năng lây truyền bệnh lao qua đường không khí và được áp dụng các biện pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở bệnh truyền nhiễm, ngoài các biện pháp phòng ngừa chuẩn. Bệnh nhân mắc bệnh lao đa kháng thuốc sẽ được áp dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sungcho phù hợp dựa trên cơ sở đường lây truyền bệnh lao. Tất cả bệnh nhân được cách ly do bệnh lao sẽ nhận được chất lượng chăm sóc y tế giống như bệnh nhân không cần cách ly. Việc đi lại của bệnh nhân, nhân viên y tế khác trong cơ sở y tế sẽ bị hạn chế nhằm giảm thiểu lây truyển bệnh lao. Bệnh nhân, các thành viên trong gia đình, khách thăm, nhân viên y tế, cán bộ tại các khu vực đông người, khách hàng ở các khu vực này và cộng đồng nói chung sẽ được giáo dục để tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh về sự lây truyền qua đường không khí của bệnh Lao, đặc biệt là vệ sinh ho khạc.


Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp đã tồn tại hàng ngàn năm. Để nhanh chóng chấm dứt được bệnh lao, bên cạnh việc phát hiện và điều trị cho người bệnh, thì hoạt động tuyên truyền về phòng chống bệnh lao trong cộng đồng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các đối tượng dễ bị nhiễm lao bao gồm nhiều nhóm khác nhau như: trẻ em, người sống chung với HIV, cán bộ y tế, học viên các trung tâm cai nghiện ma túy, phạm-can phạm,.....Do đó cần có sự hợp tác giữa Chương trình chống Lao quốc gia hoặc ngành y tế với các cơ quan quản lý như Công an,  Lao động Thương binh và xã hội,...Với nhiều cơ quan và cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực cùng tham gia tạo sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng giữa các bên để thực hiện tốt chương trình phòng chống Lao Quốc gia.
Đối với bệnh viện Lao và Bệnh phổi để kiểm soát lây nhiễm lao tại đơn vị thì các hoạt động được triển khai như: củng cố nhóm KSNK và xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị, đánh giá nguy cơ lây nhiễm lao trong đơn vị,  xem xét việc sử dụng vị trí sẳn có và cân nhắc việc cải tạo cơ sở hiện có hoặc xây mới để triển khai các biện pháp được tối ưu.
Để phòng phát tán hạt khí dung chứa vi khuẩn lao từ người bệnh và giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm cho cộng đồng thì các biện pháp kiểm soát hành chánh là quan trọng nhất vì ngăn chặn nguy cơ từ gốc,từ nguồn phát sinh. Nguyên tắc của kiểm soát hành chánh là: tích cực chẩn đoán phát hiện bệnh lao,cách ly an toàn, điều trị hiệu quả.
- Xác định nhanh người có triệu chứng ho khạc đờm, phân luồng người bệnh bằng các biển báo mang khẩu trang ngay ở cổng bệnh viện và bố trí khu vực chờ khám đảm bảo thông khí thích hợp.
- Tách riêng các trường hợp người bệnh là nguồn lây, ưu tiên khám trước cho bệnh nhân Lao/ nghi lao. Phân loại ưu tiên khám trước theo mức độ nguy cơ từ cao đến thấp như: nghi lao đa kháng, lao phổi AFB dương, lao phổi AFB âm, lao ngoài phổi. Bệnh nhân lao đa kháng thuốc, đặc biệt kháng thuốc phổ rộng “Siêu”kháng thuốc (MDR/XDR) hoặc người nghi lao kháng thuốc thì khám ở khu vực riêng và nhóm người ưu tiên nhất.
- Thực hiện vệ sinh ho khạc:bắt buộc  tất cả người bệnh có triệu chứng ho khạc phải đeo khẩu trang nhằm hạn chế phát tán  giọt bắn trong đó có hạt mù là căn nguyên gây lây truyền bệnh lao. Khi ho khạc phải dùng khăn giấy che miệng hoặc sử dụng cách tay che miệng.  Để thực hiện tốt vệ sinh ho khạc bệnh viện đã quy định và hướng dẫn người bệnh đeo khẩu trang y tế, khi ho phải quay đầu khỏi mọi người, che miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn tay, khẩu trang hoặc tối thiểu bằng cánh tay qua sự hướng dẫn của nhân viên y tế, qua hình ảnh của tờ rơi, áp phích. Vệ sinh hô hấp bao gồm việc trang bị thùng chứa khẩu trang và khăn giấy sau sử dụng. Bệnh viện thường xuyên nhắc nhở người bệnh tuân thủ quy định về vệ sinh hô hấp của cơ sở, giảm thiểu tác động ngược của việc kỳ thị khẩu trang.
- Giảm thiểu thời gian người bệnh lao/nghi lao ở cơ sở khám bệnh chữa bệnh.
-Tư vấn và điều trị cho bệnh nhân ngay sau khi chẩn đoán bệnh lao.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế cũng như đảm bảotất cả nhân viên y tế phải thực hành chuẩn  các quy trình y tế để đảm bảo môi trường an toàn cho bệnh nhân, cho khách thăm và cho nhân viên y tế. Bệnh viện có kế hoạch khám sức khỏe sàng lọc bệnh lao với chụp Xquang và xét nghiệm đờm nếu có triệu chứng ho, khạc để phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế. Cung cấp thông tin và tập huấn thường xuyên về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn lao cho nhân viên y tế.
Biện pháp kiểm soát môi trường được coi là ưu tiên thứ hai cần áp dụng sau biện pháp kiểm soát hành chánh và ưu tiên trước biện pháp bảo vệ hô hấp.
- Kiểm soát môi trường không khí: tùy điều kiện của đơn vị như cấu trúc phòng ốc,khí hậu, chất lượng không khí bên ngoài, điều kiện đầu tư  thông  khí cơ học mà cân nhắc lựa chọn hệ thống thông khí thích hợp nhằm thay đổi không khí và khử trùng không khí bị nhiễm khuẩn. Trong các biện pháp thông khí thì ưu tiên thông khí tự nhiên  cần phải luôn mở cửa, mở các ô thoáng để tăng cường thông khí với môi trường bên ngoài.
- Khử khuẩn dụng cụ y tế chăm sóc bệnh nhân và buồng bệnh
Ngoài việc triển khai các biện pháp kiểm soát hành chính và môi trường,việc sử dụng khẩu trang hô  hấp(Khẩu trang N95, FFP2)  cũng được khuyến cáo sử dụng cho nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân Lao đặc biệt là Lao đa kháng thuốc.  Nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang hô hấp thực hiện các thủ thuật có nguy cơ cao phát sinh hạt khí dung như: soi phế quản,đặt nội khí quản,mổ tử thi,...). Khẩu trang y tế được khuyến cáo cho người có triệu chứng ho khạc vì giảm sự lan truyền các vi sinh vật từ người đeo khẩu trang do khẩu trang giữ lại các phần tử chất tiết có kích thước lớn.
Giảm lây truyền bệnh lao nói riêng và Lao kháng thuốc ở các hộ gia đình là rất cần thiết vì các thành viên trong gia đình bệnh nhân đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao từ bệnh nhân.Cho dù bệnh nhân được điều trị ngoại trú hoặc điều trị trong cơ sở y tế, phần lớn bệnh nhân vẫn tiếp xúc với những thành viên trong gia đình. Tiếp xúc gần (phơi nhiễm) với bệnh nhân lao ho khạc ra vi khuẩn chưa được điều trị tạo ra nguy cơ lây nhiễm lao cao.Tuy vậy, nếu bệnh nhân được điều trị hiệu quả và đáp ứng thuốc lao tốt thì giảm nguy cơ lây truyền bệnh sau khoảng thời gian ngắn.(thậm chỉ sau 2 tuần)
Việc tư vấn về bệnh lao cho bệnh nhân đồng thời cho thảnh viên trong gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh lao,tình trạng của bệnh nhân từ đó tích cực hổ trợ trong quá trình điều trị kéo dài. Cần chỉ rõ việc quan trọng của việc nhắc nhở bệnh nhân điều trị lao đúng cách để khỏi bệnh, không còn mang vi khuẩn lao cũng chính là cắt đứt nguồn lây. Giai đoạn lây là giai đoạn người bệnh lao phổi chưa được điều trị hoặc đã điều trị nhưng còn vi khuẩn trong đờm qua xét nghiệm. Vì vậy kiểm soát lây nhiễm lao rất quan trọng trong giai đoạn bệnh nhân chưa được điều trị  hoặc đang điều trị giai đoạn tấn công. Tất cả bệnh nhân lao cần được tư vần toàn diện vể bệnh lao:sự nguy hiểm của bệnh, dấu hiệu bệnh, chẩn đoán, điều trị, thuốc chống lao,vệ sinh ho khạc....). Việc tuân thủ điều trị và vệ sinh ho khạc không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân mà còn rất có ít cho việc phòng lây nhiễm cộng đồng. Người nhà người bệnh cũng có vai trò quan trọng hỗ trợ ngành y tế giúp bệnh nhân điều trị lao hiệu quả. Người nhà bệnh nhân lao cần phải động viên nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đều và đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, giúp người bệnh thực hiện tốt vệ sinh ho khạc, hủy bỏ đờm an toàn, thông thoáng nơi ở của người bệnh, đảm bảo thông khí tốt bằng cách mở cửa sổ, các cửa trong phòng hoặc sử dụng thêm quạt; hiểu rõ về bệnh lao để giúp người bệnh hoàn thành tốt liệu trình điều trị và chủ động khám và phát hiện sớm khi có triệu chứng nghi lao.
Kiểm soát nhiễm khuẩn lao ở gia đình bệnh nhân lao đa kháng/siêu kháng. Bệnh nhân lao đa kháng thuốc thời gian âm hóa đờm lâu hơn bệnh nhân  nhạy cảm, đều này kéo dài nguy cơ lây truyền bệnh lao trong gia đình. Ngoài việc tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn trong gia đình bệnh nhân Lao như đã nêu trên thì bệnh nhân Lao kháng thuốc cần lưu ý: hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, nếu bệnh nhân nữ có con nhỏ cần cách ly ngay để hạn chế lây nhiễm cho em bé.
Do đó thúc  đẩy công tác tuyên truyền nhận thức về bệnh lao đến mọi người, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống cũng góp phần quan trọng trong chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.



Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 74

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 73


Hôm nayHôm nay : 10508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 372319

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12833506

Thăm dò ý kiến

Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi?

Phục vụ bệnh nhân tốt

Khám bệnh chuyên nghiệp

Bác sĩ chuyên nghiệp

Tất cả các ý kiến trên