Nhiều năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm bệnh lao đa kháng thuốc - MDR - TB (Multi Drug Resistance - Tuberculosis) tức là vi khuẩn lao đã kháng lại các thuốc isoniazid và rifampicin (2 trong số những thuốc chống lao hàng đầu gồm: isoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z), ethambutol và streptomycin (S)). Vừa qua WHO đã báo động khẩn cấp về tình trạng vi khuẩn lao kháng lại mãnh liệt các thuốc chống lao, đó là bệnh lao cực kỳ kháng thuốc - XDR-TB (Extreme Drug Restance - Tubereulosis). Bệnh lao này gặp nhiều ở những người bệnh lao có nhiễm HIV.
Vi khuẩn lao đã kháng isoniazid, rifampicin đồng thời đã kháng lại trên 3 thuốc chống lao thuộc các thuốc hàng thứ 2 như: kanamycin, ethionamid, ofloxacin, PAS... Chương trình chống lao Việt Nam sau 20 năm hoạt động vẫn thấy rằng vấn đề kháng thuốc chống lao còn là một thách thức. Điều tra tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao trên toàn quốc lần thứ 2 tiến hành vào những năm 2001 và 2002 cho thấy, 3% bệnh nhân lao mới phát hiện và 23,5% bệnh nhân cũ đã mắc bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) và chắc chắn sẽ đối diện với bệnh lao cực kỳ kháng thuốc (XDR-TB).
Muốn xác định vi khuẩn lao kháng thuốc phải nuôi cấy vi khuẩn lao và làm kháng sinh đồ. Sau khi xác định người bệnh mắc lao kháng thuốc phải được điều trị theo một chế độ đặc biệt. Những nguyên tắc cơ bản của điều trị bệnh lao kháng thuốc bao gồm:
- Những người bệnh không mắc lao đa kháng thuốc (chỉ kháng isoniazid hay streptomycin chẳng hạn) có thể sử dụng lại phác đồ mà WHO khuyến cáo là 2SHRZE/RHZE/5(RHE)3.
- Bệnh lao đa kháng thuốc phải được điều trị bằng các thuốc hàng thứ 2:
Giai đoạn tấn công: thời gian 3 tháng với 5 loại thuốc
Giai đoạn duy trì: ít nhất 18 tháng.
- Phải kiểm soát trực tiếp việc điều trị: tìm AFB trong đờm liên tục trong 6 tháng, sau đó cứ 3 tháng một lần cho đến hết 18 tháng. Các thuốc chống lao hàng thứ 2 chỉ là các thuốc thứ yếu có nhiều tác dụng ngoài ý muốn nên phải theo dõi chặt chẽ (xem bảng cuối bài ).
Như vậy bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) phải dùng thuốc hàng thứ 2 để điều trị, còn bệnh lao cực kỳ kháng thuốc đã kháng tới 3 thuốc hàng thứ 2 trở lên thì điều trị bằng thuốc gì? Phải làm gì để ngăn chặn vi khuẩn lao kháng thuốc, bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) và bệnh lao cực kỳ kháng thuốc (XDR-TB)?
Phác đồ chữa bệnh lao đa kháng thuốc (WHO-1997)
Kháng với
| Giai đoạn tấn công
| Giai đoạn duy trì
| ||
| Thuốc
| Số tháng
| Thuốc
| Số tháng
|
Isoniazid Rifampicin và Streptomycin
| 1. Kanamycin 2. Ethionamid 3. Pyrazinamid 4. Ofloxacin 5. Ethambutol
| 3
| 1. Ethionamid 2. Ofloxacin 3. Ethionamid
| 18
|
Isonizid Rifampicin Streptomycin và Ethambutol
| 1. Kanamycin 2. Ethionamid 3. Pyrazinamid 4. Ofloxacin 5. Cycloserin hoặc PAS Paraaminosalicylic | 3
| 1. Ethionamid 2. Ofloxacin 3. Cycloserin hoặc PAS
| 18
|
Tóm tắt đặc điểm chính một số thuốc chống lao hàng thứ hai
Tên thuốc
| Cách dùng
| Tác dụng với vi khuẩn lao
|
Kanamycin Ethionamid Ofloxacin Cycloserin Acid Paraaminosalicylic-PAS
| Tiêm bắp Uống Uống Uống Uống
| Diệt khuẩn đang phân chia Diệt khuẩn Diệt khuẩn yếu Kìm khuẩn Kìm khuẩn |
Thứ nhất: Người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị. Đó là uống thuốc phải đủ liều, đều đặn và đủ thời gian. Không được bỏ điều trị. Đẩy mạnh các liệu pháp chăm sóc và quản lý người bệnh.
Thứ hai: Chẩn đoán và điều trị kịp thời cho những trường hợp kháng thuốc. Có biện pháp phòng chống sự lây truyền kháng thuốc.
Thứ ba là tăng cường sự hợp tác giữa Chương trình chống lao và Chương trình phòng, chống HIV để có thể có được những biện pháp phòng, chống và chăm sóc cần thiết những người bệnh lao có nhiễm HIV.
Thứ tư là đầu tư hơn nữa để nâng cấp các phòng xét nghiệm để có thể phát hiện và quản lý có hiệu quả những trường hợp mắc bệnh lao kháng thuốc.
Nguồn tin: benhlao.net
Những tin mới hơn
Đang truy cập : 59
•Máy chủ tìm kiếm : 14
•Khách viếng thăm : 45
Hôm nay : 18947
Tháng hiện tại : 126622
Tổng lượt truy cập : 18434174