14:14 EST Thứ sáu, 06/12/2024

Chuyên mục

Trang nhất » Tin Tức » Thông báo bệnh viện

Tài liệu ôn thi điều dưỡng, KTV, Y sĩ giỏi năm 2017

Thứ tư - 16/08/2017 23:13
Tài liệu ôn thi điều dưỡng, KTV, Y sĩ giỏi năm 2017
Link down tài liệu:   ÔN THI TAY NGHỀ ĐD TRƯỞNG, KTV TRƯỞNG 2017
                                 ÔN THI TAY NGHỀ ĐD, KTV, Y SĨ, DƯỢC SĨ 2017

 NỘI DUNG TÀI LIỆU ÔN THI TAY NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG, KTV TRƯỞNG NĂM 2017
                                                                           NĂM 2017
                                                                  LƯU HÀNH NỘI BỘ
 
CÂU HỎI ÔN LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ
 
Câu 1: Các trường hợp thẻ BHYT do BHXH tỉnh Bến Tre phát hành không có thông tin về ngày, tháng sinh nhưng các loại giấy tờ tùy thân có hợp lệ có thông tin về ngày, tháng sinh và năm sinh, sẽ được giải quyết quyền lợi KCB BHYT 01 lần (01 lượt KCB ngoại trú hoặc 01 đợt điều trị nội trú bao gồm chuyển viện) và Hướng dẫn người bệnh đến Phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện để đổi thẻ, đối với các mã thẻ nào sau đây:
A.   CC, CK, CB, KC,
B.   BT, TC, HN, CN.
C.   CC, GD, CB, HS,
D.   BT, TC, TT, HD.
Đáp án: A, B
 
Câu 2: Các trường hợp Thẻ BHYT không do BHXH tỉnh Bến Tre phát hành mà không có thông tin về ngày, tháng sinh nhưng các loại giấy tờ tùy thân có hợp lệ có thông tin về ngày, tháng sinh và năm sinh, bệnh viện áp dụng:
A.   Không giải quyết quyền lợi BHYT.
B.   Hướng dẫn người bệnh đến đơn vị quản lý đối tượng để đổi thẻ.
C.   Giải quyết quyền lợi KCB BHYT 1 lần
D.   Sau khi người bệnh BHYT đã được đổi thẻ có đầy đủ ngày, tháng sinh thì căn cứ vào Thời hạn sử dụng in trên thẻ để giải quyết quyền lợi BHYT.
Đáp án: A, B và D
 
Câu 3: Đối tượng và mã BHYT hiện nay gồm có:
A.   Tổng cộng có 27 đối tượng chia làm 04 nhóm
B.   Tổng cộng có 27 đối tượng chia làm 05 nhóm
C.   Tổng cộng có 26 đối tượng chia làm 05 nhóm
D.   Tổng cộng có 26 đối tượng chia làm 04 nhóm
Đáp án: B
 
Câu 4: Mã thẻ BHYT, gồm:
A.   15 ký tự chia thành 6 ô.
B.   15 ký tự chia thành 7ô.
C.   14 ký tự chia thành 6 ô
D.   14 ký tự chia thành 7 ô
Đáp án: A
 
Câu 5: Trên mã thẻ BHYT, hai ký tự đầu (ô thứ nhất): Ví dụ: CH, HC, TE, HN,….là:
A.   Là mã nơi đăng ký khám chữa bệnh của đối tượng tham gia BHYT
B.   Là mã của cơ quan cấp thẻ BHYT
C.   Là mã ngành nghề làm việc của đối tượng tham gia BHYT.
D.   Là mã qui định mức hưởng BHYT
          Đáp án: C
 
Câu 6: Trên mã thẻ BHYT, một ký tự tiếp theo (ô thứ hai): ký hiệu bằng số từ 1 đến 5:
A.   Qui định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
B.   Qui định mức hưởng BHYT
C.   Qui định mã ngành nghề của đối tượng tham gia BHYT
D.   Qui định hạn sử dụng của thẻ BHYT
Đáp án: B
 
Câu 7: Mức hưởng BHYT 100% khi khám, chữa bệnh gồm các đối tượng có mã thẻ BHYT với ký hiệu số ở ô thứ hai là:
A.   Ký hiệu bằng số 1;
B.   Ký hiệu bằng số 2;                 
C.   Ký hiệu bằng số 4.
D.   Ký hiệu bằng số 5.
Đáp án: A, B và D
 
Câu 8: Mức hưởng BHYT 95% (đóng 5%) chi phí khám chữa bệnh, gồm đối tượng có mã thẻ BHYT với ký hiệu số ở ô thứ hai là:
A.   Ký hiệu bằng số 2
B.   Ký hiệu bằng số 3
C.   Ký hiệu bằng số 4
D.   Ký hiệu bằng số 5
Đáp án: B
 
Câu 9: Mức hưởng BHYT 80% (đóng 20%) chi phí khám chữa bệnh, gồm đối tượng có mã thẻ BHYT với ký hiệu số ở ô thứ hai là
A.   Ký hiệu bằng số 2
B.   Ký hiệu bằng số 3
C.   Ký hiệu bằng số 4
D.   Ký hiệu bằng số 5
Đáp án: C
 
Câu 10: Trường hợp bệnh nhân có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh ngoại trú trái tuyến thì mức hưởng BHYT là:
A.   BN chi trả toàn bộ chi phí 100%.
B.   BN thuộc đối tượng không cùng chi trả: hưởng 60% toàn bộ chi phí;
C.   BN thuộc đối tượng cùng chi trả 5%: hưởng 60% của 95% chi phí;
D.   BN thuộc đối tượng cùng chi trả 20%: hưởng 60% của 80% chi phí.
          Đáp án: A
 
Câu 11: Trường hợp bệnh nhân có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh nội trú trái tuyến thì mức hưởng BHYT là:
A.   BN chi trả toàn bộ chi phí 100%.
B.   BN thuộc đối tượng không cùng chi trả: hưởng 60% toàn bộ chi phí;
C.   BN thuộc đối tượng cùng chi trả 5%: hưởng 60% của 95% chi phí;
D.   BN thuộc đối tượng cùng chi trả 20%: hưởng 60% của 80% chi phí.
          Đáp án: B, C và D
 
Câu 12: Trường hợp bệnh nhân có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến huyện vào điều trị nội trú trái tuyến ở bệnh viện tỉnh thì được hưởng BHYT:
A.   Mức hưởng 60% theo quy định, nhưng quá khả năng điều trị tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên thì vẫn được tính là trái tuyến.
B.   Mức hưởng 60% theo quy định, nhưng quá khả năng điều trị tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên thì được tính là đúng tuyến.
C.   Mức hưởng 50% theo quy định, nhưng quá khả năng điều trị tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên thì được tính là đúng tuyến.
D.   Mức hưởng 50% theo quy định, nhưng quá khả năng điều trị tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên thì vẫn tính là trái tuyến.
Đáp án: B
 
 
 
 
CÂU HỎI THÔNG TƯ 23 – 2011-TT/BYT
 
PHẦN 1. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT
Câu 1. Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng:
A.   Đúng cách
B.   Đúng thời gian
C.   Đủ liều theo y lệnh
D.   Tất cả các ý trên
Đáp án: D
 
Câu 2. Người ký duyệt phiếu lĩnh thuốc:
A.   Bác sĩ Trưởng khoa.
B.   Bác sỹ được bác sĩ Trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản phê duyệt
C.   Bác sỹ
D.   Câu (A) hoặc (B) đúng
Đáp án: A, B
 
Câu 3. Phiếu lĩnh thuốc vào ngày nghỉ và đối với các trường hợp đề nghị cấp thuốc đột xuất, ký phiếu lĩnh thuốc:
A.   Bác sĩ trực
B.   Bác sĩ
C.   Bác sĩ Trưởng khoa
D.   Câu (A) hoặc (C) đúng
Đáp án: A
 
Câu 4. Khi phát hiện những bất thường trong y lệnh như chỉ định sử dụng thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc đồng thời gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo với:
A.   Bác sĩ điều trị hoặc Bác sĩ trực.
B.   Điều dưỡng trưởng khoa
C.   Bác sĩ
D.   Bác sĩ Trưởng khoa
Đáp án: A
 
Câu 5. Sau khi người bệnh dùng thuốc, điều dưỡng viên cần phải:
A.   Theo dõi thường xuyên để kịp thời xử trí các bất thường của người bệnh.
B.   Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện.
C.   Bảo quản thuốc còn lại (nếu có) theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
D.   Câu A và B đúng
Đáp án: A, B, C
 
PHẦN 2. CHỌN CÂU ĐÚNG/SAI
Câu 6. Thuốc trong tủ trực thuốc cấp cứu phải theo đúng danh mục và cơ số đã được phê duyệt và được bảo quản theo đúng quy định và yêu cầu của nhà sản xuất.
Đáp án: đúng
 
Câu 7. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất và thuốc phóng xạ cần quản lý, bảo quản theo quy định hiện hành.
Đáp án: đúng
 
Câu 8. Thực hiện bàn giao số lượng thực tế về thuốc và dụng cụ cho kíp trực sau là ghi Sổ bàn giao thuốc thường trực (theo mẫu Phụ lục 8, 9).  và Sổ bàn giao dụng cụ thường trực.
Đáp án: sai
 
Câu 9. Nghiêm cấm việc cá nhân vay, mượn, đổi thuốc.
Đáp án: đúng
 
Câu 10. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ phải có phiếu lĩnh thuốc giống như thuốc kháng sinh riêng theo quy định hiện hành.
Đáp án: sai
 
PHẦN 3. ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG
Câu 11. Hãy kể tên 5 đúng đảm bảo khi cho người bệnh dùng thuốc:
- ...............................................;
- ...............................................;
- ...............................................;
- ...............................................;
- ................................................
Đáp án:
- Đúng người bệnh;
- Đúng thuốc;
- Đúng liều dùng;
- Đúng đường dùng;
- Đúng thời gian.
 
Câu 12.  Thuốc dư  ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong trả lại khoa Dược trong vòng ....(1).... giờ. Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ dư ra phải ...............(2)............. và trả thuốc theo quy định hiện hành.
Đáp án: (1): 24h,  (2): lập biên bản.
 
Câu 13.  Khi nhận thuốc từ khoa Dược và khi bàn giao thuốc cho điều dưỡng viên chăm sóc, Điều dưỡng viên được phân công phải kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, .................................... ............................................. của thuốc trong phiếu lĩnh thuốc.
Đáp án: nồng độ/hàm lượng, số lượng, chất lượng, dạng bào chế
 
Câu 14. Điều dưỡng viên khi phát hiện sử dụng nhầm thuốc, mất thuốc, thuốc hỏng cần báo cáo ngay cho ....................................... trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời và đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm.
Đáp án: người quản lý cấp trên
 
Câu 15. Điều dưỡng viên tổng hợp thuốc, hóa chất từ bệnh án vào sổ tổng hợp thuốc hàng ngày, sau đó tổng hợp thuốc dùng của cả khoa vào Phiếu lĩnh thuốc, riêng Phiếu lĩnh hóa chất, Phiếu lĩnh vật tư y tế tiêu hao tổng hợp………………
Đáp án: hàng tuần
 
CÂU HỎI ÔN VỀ QUY CHẾ BỆNH VIỆN
 
PHẦN 1. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế thông tin báo cáo:
A.   Thời gian báo cáo gồm: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 tháng.
B.   Thời gian báo cáo gồm: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, 6 tháng và 12 tháng.
C.   Chế độ báo cáo gồm: Báo cáo thường quy: báo cáo đột xuất.
D.   Chế độ báo cáo gồm: Báo cáo thường quy: báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất.
Đáp án: C
 
2. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế họp, quy định thời gian giao ban khoa:
A.   10 phút đầu giờ làm việc buổi sáng.
B.   15 phút đầu giờ làm việc buổi sáng.
C.   20 phút đầu giờ làm việc buổi sáng.
D.   30 phút đầu giờ làm việc buổi sáng.
Đáp án: B
 
3. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế họp, quy định thời gian giao ban bệnh viện:
A.   20 phút ngay sau khi họp giao ban khoa.
B.   30 phút ngay sau khi họp giao ban khoa.
C.   40 phút ngay sau khi họp giao ban khoa.
D.   60 phút ngay sau khi họp giao ban khoa.
Đáp án: B
 
4. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế họp, quy định thời gian họp hàng tháng của khoa, phòng:
A.   Chiều thứ Năm của tuần cuối tháng, họp không quá 30 phút.
B.   Chiều thứ Sáu của tuần cuối tháng, họp không quá 30 phút.
C.   Chiều thứ Năm của tuần cuối tháng, họp không quá một giờ.
D.   Chiều thứ Sáu của tuần cuối tháng, họp không quá một giờ.
Đáp án: D
 
5. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế họp, trong đó quy định họp y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:
A.   Tổ chức họp vào chiều thứ Ba hàng tuần
B.   Tổ chức họp vào chiều thứ Tư hàng tuần
C.   Tổ chức họp vào chiều thứ Năm hàng tuần
D.   Tổ chức họp vào chiều thứ Sáu hàng tuần
Đáp án: C
 
6. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế họp, quy định họp Hội đồng người bệnh cấp khoa:
A.   Chủ trì là Chủ tịch hội đồng người bệnh cấp khoa; Thành phần là Hội đồng người bệnh cấp khoa, trưởng khoa; Ghi sổ hợp: y tá (điều dưỡng) trưởng khoa; Thời gian họp: Chiều thứ 6 hàng tuần.
B.   Chủ trì là trưởng khoa; Thành phần là Hội đồng người bệnh cấp khoa; Ghi sổ hợp: y tá (điều dưỡng) trưởng khoa; Thời gian họp: Chiều thứ 6 hàng tuần.
C.   Chủ trì là Chủ tịch hội đồng người bệnh cấp khoa; Thành phần là Hội đồng người bệnh cấp khoa, trưởng khoa; Ghi sổ hợp: y tá (điều dưỡng) trưởng khoa; Thời gian họp: Chiều thứ 5 hàng tuần.
D.   Chủ trì là trưởng khoa hoặc điều dưỡng trưởng khoa; Thành phần là Hội đồng người bệnh cấp khoa, trưởng khoa; Ghi sổ hợp: y tá (điều dưỡng) của khoa; Thời gian họp: Chiều thứ 5 hàng tuần.
Đáp án: A
 
7. Theo Quy chế Bệnh viện, quy định hình thức sinh hoạt hội đồng người bệnh:
A.   Hội đồng cấp khoa được sinh hoạt hàng tuần; Hội đồng cấp bệnh viện được sinh hoạt hàng tháng.
B.   Hội đồng cấp khoa được sinh hoạt 2 tuần/lần; Hội đồng cấp bệnh viện được sinh hoạt hàng tháng.
C.   Hội đồng cấp khoa được sinh hoạt 3lần/tháng; Hội đồng cấp bệnh viện được sinh hoạt hàng tháng.
D.   Hội đồng cấp khoa được sinh hoạt hàng tuần; Hội đồng cấp bệnh viện được sinh hoạt 2 tháng/lần.
Đáp án: A
 
8. Theo Quy chế Bệnh viện, quy định Hội đồng người bệnh, chủ tịch Hội đồng người bệnh cấp khoa:
A.   Là người do điều dưỡng trưởng khoa giới thiệu và được đa số đại biểu dự họp đồng ý.
B.   Là điều dưỡng trưởng khoa
C.   Là trưởng khoa hoặc phó trưởng khoa
D.   Là điều dưỡng trưởng bệnh viện.
Đáp án: A
 
9. Theo Quy chế Bệnh viện về Quy chế thường trực, tổ chức thường trực tại bệnh viện gồm:
A.   Thường trực lãnh đạo; thường trực lâm sàng và thường trực cận lâm sàng.
B.   Thường trực lãnh đạo; thường trực lâm sàng; thường trực cận lâm sàng và thường trực hành chính, bảo vệ.
C.   Thường trực lãnh đạo; thường trực lâm sàng; thường trực cận lâm sàng; thường trực hành chính, bảo vệ và thường trực điện nước.
D.   Thường trực lãnh đạo; thường trực lâm sàng; thường trực cận lâm sàng; thường trực hành chính, bảo vệ và thường trực vật tư thiết bị y tế.
Đáp án: B
 
10. Theo Quy chế Bệnh viện quy định thường trực lâm sàng, trưởng phiên thường trực đối với các bệnh viện hạng II là:
A.   Trưởng khoa
B.   Bác sĩ trưởng tua trực
C.   Điều dưỡng trưởng tua trực
D.   Tất cả đều đúng
Đáp án: A
 
11. Theo Quy chế Bệnh viện quy định thường trực cận lâm sàng có nhiệm vụ:
A.   Làm các xét nghiệm cấp cứu và các kỹ thuật cận lâm sàng để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị theo yêu cầu của thường trực lâm sàng.
B.   Thực hiện một số xét nghiệm cấp cứu và kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết
C.   Làm các xét nghiệm cấp cứu và một số các kỹ thuật cận lâm sàng theo tình hình nhân lực của phiên thường trực cận lâm sàng.
D.   Làm các xét nghiệm cấp cứu và các kỹ thuật cận lâm sàng tùy theo khối lượng công việc của phiên thường trực cận lâm sàng.
Đáp án: A
 
12. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế công tác khoa Chẩn đoán hình ảnh, người vận hành thiết bị có trách nhiệm, ngoại trừ:
A.   Không sử dụng thiết bị quá công suất quy định; thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kì.
B.   Kiểm tra đôn đốc thực hiện quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế trong khoa.
C.   Khi lắp đặt, sửa chữa, thay thế phụ tùng thiết bị y tế người vận hành phải có mặt để theo dõi và giám sát.
D.   Không được bỏ vị trí làm việc khi thiết bị đang hoạt động.
Đáp án: B
 
13. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế công tác khoa Chẩn đoán hình ảnh, trước khi thực hiện kĩ thuật đặc biệt bác sĩ, kĩ thuật viên chẩn đoán hình ảnh có trách nhiệm, ngoại trừ:
A.   Đối chiếu kết quả chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm khác của người bệnh.
B.   Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ và chọn thuốc đối quang thích hợp; kiểm tra lại thiết bị, phim ảnh.
C.   Vệ sinh, tẩy uế, khử khuẩn buồng chiếu, chụp các kĩ thuật đặc biệt sau mỗi buổi làm việc.
D.   Phải giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu và kí giấy cam đoan thực hiện kĩ thuật đặc biệt.
Đáp án: D
 
14. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế công tác khoa Y học hạt nhân, Kĩ thuật viên và điều dưỡng trách nhiệm, ngoại trừ:
A.   Đăng kí người bệnh đến khám, hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện những điều phải làm trước, trong và sau quá trình điều trị bằng phóng xạ.
B.   Phải chuẩn bị người bệnh theo đúng y lệnh của bác sĩ y học hạt nhân.
C.   Phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, dược chất phóng xạ, thuốc cần thiết và kiểm tra lại trước khi tiến hành nghiệm pháp.
D.   Đo hoạt tính phóng xạ các liều thuốc phóng xạ dùng chẩn đoán hay điều trị.
Đáp án: D
 
PHẦN 2. CHỌN NHIỀU CÂU ĐÚNG
15. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế quản lí biểu mẫu và ghi chép thông tin y tế, các loại biểu mẫu và sổ ghi chép thông tin:
A.   Phải được ghi chép sạch, rõ, đáy đủ, đúng các cột mục quy định và được đóng dấu giáp lai.
B.   Người được giao quản lí các biểu mẫu và sổ ghi chép phải bảo quản, giữ gìn không được làm hỏng hoặc mất.
C.   Trường hợp để hỏng, để mất sổ ghi hoặc biểu mẫu thống kê phải báo cáo ngay với cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lí theo đúng pháp luật.
D.   Khi hết sổ, người quản lí, sử dụng sổ phải báo cấp trên trực tiếp và bỏ để thay sổ mới.
Đáp án: A, B và C
 
16. Theo Quy chế Bệnh viện, quy định về quyền lợi của người bệnh và gia đình người bệnh là:
A.   Được nghe thầy thuốc giải thích về tình trạng bệnh tật, công khai thuốc được sử dụng, cách ăn, uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và tự bảo vệ sức khoẻ.
B.   Được góp ý kiến xây dựng về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của các thành viên trong bệnh viện.
C.   Được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện
D.   Được đến thăm người bệnh bất kỳ thời gian nào không theo quy định của bệnh viện.
Đáp án: A, B
 
17. Theo Quy chế Bệnh viện, quy định về sử dụng trang phục y tế:
A.   Chỉ mặc trang phục y tế trong bệnh viện và khi thi hành nhiệm vụ y tế ngoài bệnh viện.
B.   Nghiêm cấm mặc trang phục y tế khi không thừa hành nhiệm vụ kể cả trong và ngoài bệnh viện.
C.   Được mặc trang phục y tế khi không thừa hành nhiệm vụ nhưng chỉ ở trong bệnh viện.
D.   Phải đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường vô khuẩn và khi tiếp xúc với người bệnh truyền nhiễm.
Đáp án: A, B và D
 
18. Theo Quy chế Bệnh viện, quy định về sử dụng thiết bị y tế:
A.   Khi máy có sự cố, người sử dụng phải ngừng máy báo cáo trưởng phòng hoặc trưởng khoa và trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế để lập biên bản sự cố xác định nguyên nhân.
B.   Khi máy có sự cố, nếu hỏng do yếu tố chủ quan của người sử dụng thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
C.   Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng thiết bị y tế không thuộc phạm vi trách nhiệm được giao và tự ý sửa chữa.
D.   Có thể sử dụng thiết bị y tế không thuộc phạm vi trách nhiệm được giao nhưng đảm bảo không để xảy ra hư hỏng.
Đáp án: A, B và C
 
19. Theo Quy chế Bệnh viện, quy định người sử dụng vật tư, thiết bị y tế phải:
A.   Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm ngặt nội quy.
B.   Có chứng chỉ đã được đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật đúng chủng loại thiết bị y tế được giao.
C.   Hướng dẫn đồng nghiệp luân phiên sử dụng để có thể thay thế vận hành thiết bị y tế khi cần.
D.   Nắm được tình trạng hoạt động của thiết bị y tế và ghi sổ kết quả hoạt động hàng ngày.
Đáp án: A, B và D
 
20. Theo Quy chế Bệnh viện quy định thường trực lâm sàng, trưởng phiên thường trực có nhiệm vụ:
A.   Điều hành nhân lực trong phiên thường trực để hoàn thành nhiệm vụ.
B.   Cho y lệnh giải quyết các trường hợp cấp cứu, người bệnh mới đến và người bệnh nặng đang điều trị có diễn biến bất thường.
C.   Báo cáo và xin ý kiến thường trực lãnh đạo trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết về chuyên môn và các trường hợp đặc biệt như tự sát dịch bệnh, thảm hoạ, cấp cứu hàng loạt…
D.   Tăng cường kiểm tra, đôn đốc viên chức thường trực ít nhất 3 lần trong phiên thường trực.
Đáp án: A, B, C và D
 
21. Theo Quy chế Bệnh viện quy định thường trực lâm sàng, điều dưỡng thường trực có nhiệm vụ:
A.   Thực hiện y lệnh, chăm sóc theo dõi người bệnh.
B.   Đôn đốc người bệnh thực hiện nội qui bệnh viện.
C.   Bảo quản hồ sơ, tủ thuốc, tài sản của khoa.
D.   Phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường, có nguy cơ tử vong, báo cáo bác sĩ thường trực, đồng thời ghi đầy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi.
Đáp án: A, B, C và D
 
22. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế cấp cứu, điều dưỡng cấp cứu có nhiệm vụ:
A.   Chuẩn bị: các dụng cụ, thuốc và phương tiện cấp cứu sẵn sàng theo qui định;
B.    Khẩn trương thực hiện y lệnh theo đúng các qui định kĩ thuật bệnh viện.
C.   Theo dõi và chăm sóc người bệnh sát sao.
D.   Sau khi sử dụng, thuốc phải được bổ sung đầy đủ theo số lượng quy định;
Đáp án: A, B, C và D
 
23. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế cấp cứu, điều dưỡng cấp cứu có nhiệm vụ:
A.   Chuẩn bị giường chiếu, chăn màn sạch sẽ; quần áo, đồ dùng cho người bệnh cấp cứu sử dụng;
B.   Sắp xếp nơi cho thân nhân người bệnh ngồi chờ.
C.   Sắp xếp thuốc theo dạng thuốc, dễ thấy, dễ lấy; thuốc phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, số lượng.
D.   Bảo quản thuốc và dụng cụ cấp cứu, giữ chìa khoá tủ thuốc cấp cứu, nhận và bàn giao thuốc, dụng cụ cấp cứu giữa các phiên thường trực.
Đáp án: A, C và D
 
24. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế cấp cứu, Dược sĩ phát thuốc có nhiệm vụ:
A.   Thực hiện cấp phát thuốc khẩn trương theo y lệnh.
B.   Đảm bảo cơ số thuốc và dụng cụ đã được giám đốc duyệt.
C.   Định kì kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện đảo thuốc, bảo đảm chất lượng thuốc.
D.   Nếu có thuốc thay thế, thuốc mới phải thông báo cho bác sĩ biết để khi sử dụng không bị lúng túng
Đáp án: A, B, C và D
 
25. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế cấp cứu, người bệnh cấp cứu phải chuyển viện bác sĩ hoặc điều dưỡng đưa người bệnh có nhiệm vụ :
A.   Thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh trên đường vận chuyển.
B.   Nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án tóm tắt, tư trang của người bệnh,
C.   Giải quyết tất cả các thủ tục cần thiết liên quan đến việc tiếp nhận người bệnh ở tuyến trên.
D.   Người đưa chỉ được ra về sau khi người bệnh được bệnh viện tiếp nhận và kí vào phiếu hoặc sổ chuyển người bệnh.
Đáp án: A, B, C và D
 
26. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, trong quản lí hồ sơ bệnh án điều dưỡng hành chính khoa điều trị có nhiệm vụ:
A.   Giữ gìn quản lí mọi hồ sơ bệnh án trong khoa.
B.   Hồ sơ bệnh án được để vào giá hoặc tủ theo quy định, dễ thấy, dễ lấy
C.   Hết giờ làm việc phải kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và bàn giao cho điều dưỡng thường trực.
D.   Học viên thực tập muốn xem hồ sơ bệnh án phải được sự đồng ý của trưởng khoa, kí sổ giao nhận, xem tại chỗ, xem xong bàn giao lại ngay cho điều dưỡng hành chính.
Đáp án: A, B, C và D
 
27. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế vào viện, chuyến khoa, chuyển viện, ra viện, tại khoa Khám bệnh điều dưỡng tiếp đón người bệnh có nhiệm vụ:
A.   Thực hiện các tủ tục vào viện cho người bệnh, thông báo cho khoa nhận người bệnh biết trước để chuẩn bị điều kiện phục vụ.
B.   Người bệnh cấp cứu phải được thực hiện theo qui chế cấp cứu, mọi thủ tục hành chính giải quyết sau.
C.   Chuyển người bệnh vào khoa điều trị.
D.   Đến khoa điều trị, người bệnh được bàn giao cho điều dưỡng trưởng khoa, hai bên ký vào sổ giao nhận
Đáp án: A, B
 
28. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế vào viện, chuyến khoa, chuyển viện, ra viện, tại khoa điều trị điều dưỡngcó nhiệm vụ:
A.   Tiếp đón người bệnh do điều dưỡng trưởng khoa bàn giao.
B.   Đưa người bệnh đến giường nằm đã được chuẩn bị sẵn chăn, màn, quần áo và các vật dụng khác của bệnh viện.
C.   Hướng dẫn người bệnh nội qui của bệnh viện, nơi vệ sinh, tắm giặt, ăn uống.
D.   Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp và thực hiện y lệnh của bác sĩ.
Đáp án: A, B, C và D
 
29. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế vào viện, chuyến khoa, chuyển viện, ra viện, tại khoa điều trị khi người bệnh cần chuyển khoa, điều dưỡng có nhiệm vụ:
A.   Thực hiện việc đưa người bệnh chuyển khoa đồng thời mang theo hồ sơ bệnh án đang điều trị của người bệnh.
B.   Người bệnh được chuyển khoa trong giờ hành chính, nhưng trong trường hợp cấp cứu người bệnh được chuyển khoa ngay theo chỉ định của bác sĩ điều trị, bất kể thời gian nào.
C.   Giải thích lý do cho người bệnh và gia đình người bệnh được rõ.
D.   Chuyển khoa theo yêu cẩu của người bệnh hoặc thân nhân người bệnh
Đáp án: A, B
 
30. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế vào viện, chuyến khoa, chuyển viện, ra viện, tại khoa điều trị khi người bệnh ra viện điều dưỡng hành chính khoa hoặc điều dưỡng thường trực có trách nhiệm:
A.   Làm đầy đủ thủ tục cho người bệnh ra viện.
B.   Nhận lại chăn, màn, quần áo và các vật dụng khác.
C.   Hướng dẫn người bệnh hoặc gia đình người bệnh thanh toán viện phí.
D.   Hướng dẫn người bệnh dùng thuốc và chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Đáp án: A, B và C
 
31. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật, điều dưỡng trưởng khoa có trách nhiệm:
A.   Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.
B.   Quản lí nhân lực điều dưỡng, hộ lí trong khoa.
C.   Sắp xếp buồng bệnh ngăn nắp, vệ sinh trật tự.
D.   Quản lí tài sản phục vụ người bệnh.
Đáp án: A, B, C và D
 
32. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng hành chính khoa phải:
A.   Có bảng tổng hợp hoạt động hàng ngày, tình hình nhân lực, người bệnh, thuốc.
B.   Bảng phân công thường trực hàng ngày, bảng chấm công.
C.   Tủ và giá đề hồ sơ, bệnh án.
D.   Có đủ loại sổ, biểu thống kê báo cáo và có đủ tủ, bàn ghế làm việc, giường nghỉ
Đáp án: A, B, C
34. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật, trong quản lí người bệnh trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa có trách nhiệm:
A.   Quản lí số lượng người bệnh hàng ngày trong khoa, người bệnh hiện có, số tử vong, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, vào viện;
B.   Quản lí số người bệnh nặng, người bệnh cần chăm sóc cấp 1.
C.   Tổ chức họp với người bệnh và gia đình người bệnh để thu nhận và giải quyết ý kiến góp ý về công tác điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh.
D.   Theo dõi diễn biến bệnh, điều trị và chăm sóc người bệnh toàn diện
Đáp án: A, B, C
 
35. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật, trong quản 1í nhân lực trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa có cách nhiệm:
A.   Lập bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho những thành viên trong khoa.
B.   Lập bảng phân công thường trực để trưởng khoa duyệt.
C.   Theo dõi giờ công, ngày công hàng ngày.
D.   Tổng hợp ngày công hàng tháng được trưởng khoa kí xác nhận đưa phòng tổ chức cán bộ và lưu tại khoa.
Đáp án: A, B, C và D
 
36. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế công tác khoa thăm dò chức năng, Kĩ thuật viên có trách nhiệm:
A.   Đăng kí người bệnh, trả kết quả theo lịch quy định, hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện những điều phải làm trước, trong và sau thăm dò chức năng.
B.   Chuẩn bị thiết bị dung cụ, thuốc cần thiết và kiểm tra lại trước khi tiến hành kĩ thuật.
C.   Kiểm tra lại để đối chiếu: đúng người bệnh, đúng chỉ định.
D.   Tổ chức lưu trữ, bảo quản kết quả thăm dò chức năng phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Đáp án: A, B, C và D
 
PHẦN 3. CHỌN CÂU ĐÚNG / SAI
37. Theo Quy chế Bệnh viện, quy định trước khi họp hội đồng người bệnh cấp khoa, điều dưỡng trưởng khoa kiêm uỷ viên thường trực của hội đồng trao đổi những nội dung chính với chủ tịch hội đồng.
Đáp án: Đúng
 
38. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế cấp cứu, trong tất cả các trường hợp cấp cứu, bác sĩ, điều dưỡng phải khẩn trương và kịp thời cấp cứu ngay; không được gây phiền hà trong thủ tục hành chính và không được đun đẩy người bệnh.
Đáp án: Đúng
 
39. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế cấp cứu, người bệnh cấp cứu vào bất cứ khoa nào trong bệnh viện cũng phải được tiếp đón ngay; những khoa lâm sàng không có buồng cấp cứu thì viên chức của khoa phải kết hợp cùng với gia đình người bệnh đưa người bệnh đến buồng cấp cứu thích hợp nhất.
Đáp án: Đúng
 
40. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, điều dưỡng ở khoa khám bệnh và khoa điều trị có nhiệm vụ giúp bác sĩ điều trị suốt thời gian khám bệnh; cung cấp các chỉ số sinh tồn và tình hình người bệnh sau quá trình tiếp xúc, theo dõi; chuẩn bị dung cụ cần thiết cho yêu cầu khám bệnh, ghi phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc.
Đáp án: Đúng
 
41. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế công tác khoa xét nghiệm, qui định lấy bệnh phẩm và nhận bệnh phẩm: Điều dưỡng khoa điều trị có trách nhiệm lấy bệnh phẩm thường quy của người bệnh nội trú, mang theo phiếu yêu cầu xét nghiệm có ghi đủ các mục quy định và có chữ kí của bác sĩ điều trị giao cho khoa xét nghiệm. Trường hợp xét nghiệm có yêu cầu phân tích chính xác, phải đưa người bệnh đến khoa xét nghiệm trực tiếp lấy bệnh phẩm.
Đáp án: Đúng
 
PHẦN 4. ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG
42. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án, quy định người bệnh ra viện trong ………, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng Kế hoạch tổng hợp.
Đáp án: 24 giờ
 
43. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án, quy định Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú lưu trữ ít nhất ….(1)…; Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt lưu trữ ít nhất …(2)…; Hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong lưu trữ ít nhất …(3)….
Đáp án: 1= 10 năm, 2=15 năm, 3= 20 năm
 
44. Theo Quy chế Bệnh viện về quy chế công tác khoa khám bệnh điều dưỡng có trách nhiệm: Thăm hỏi, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh để họ ............., ............vào khám bệnh, chữa bệnh.
Đáp án: Yên tâm, tin tưởng
 
CÂU HỎI ÔN THI
(Thông Tư 08/TT – BYT Hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ )
 
I.                  CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG:
1.     Sốc phản vệ do thuốc có thể xảy ra ở các thuốc có đường dùng:
A.   Đường tiêm
B.   Đường uống
C.   Dùng ngoài
D.   Tất cả đều đúng
Đáp án: D
 
2. Khi bác sĩ không có mặt, điều dưỡng có thể sử dụng Adrenaline bằng các  đường sau:
A.   Tiêm bắp
B.   Tiêm dưới da
C.   Tiêm tĩnh mạch
D.   Tiêm bắp và tiêm dưới da
          Đáp án: B
 
3. Theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của Bộ Y tế, xử trí sốc phản vệ theo trình tự các bước sau:
A.   Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên, dùng thuốc Adrenaline.
B.   Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên, dùng thuốc Adrenaline, chuyển bệnh nhân đến phòng hồi sức cấp cứu.
C.   Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên, cho bệnh nhân nằm tại chỗ, dùng thuốc Adrenaline
D.   Dùng thuốc Adrenaline, cho BN nằm tại chỗ và theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần.
          Đáp án: C
 
4. Điều dưỡng có thể sử dụng Adrenalin (khi bác sĩ không có mặt) với liều sau:
A.   Adrenalin 1mg/ml:   ½ ống  -  1 ống ở người lớn, tiêm dưới da  
B.   Adrenalin 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn, tiêm dưới da 
C.   Adrenalin 1mg/ml: ½ ống  -  1 ống ở người lớn, tiêm tĩnh mạch
D.  A và B đúng
          Đáp án: D
 
II. CHỌN ĐÚNG SAI:

Nhận định sau đây Đúng hay Sai Đáp án
5. Một người đã làm test nội bì với kết quả âm tính vẫn có thể bị sốc phản vệ khi dùng thuốc đó trong những lần dùng tiếp theo. Đ  
6. Để an toàn trong sử dụng thuốc, kỹ thuật làm test lẩy da được chỉ định cho tất cả các BN   S
7. Trước khi làm test lẩy da cần chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ. Đ  
8. Hydrocortison là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.   S
 
 
III. CÂU HỎI NGẮN:
9.     Các khoản cần thiết phải có trong hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ:
      1/………………………………………………………………
      2/ .……………………………………………………………
      3/………………………………………………………………
      4/………………………………………………………………
      5/………………………………………………………………            
      6/…………………………………………………………………
      7/…………………………………………………………………
Đáp án:
1/ Adrenaline 1 mg/ml: 2 ống
2/ Nước cất 10 ml: 2 ống (hoặc nước cất 5ml: 04 ống)
3/ Bơm kim tiêm vô khuẩn (dùng 1 lần):
          + 10ml: 2 cái
          + 1 ml: 2 cái
4/ Hydrocortisone hemisuccinate 100 mg: 2 ống (hoặc methylprednisolon)
5/ Phương tiện khử trùng (bông, băng, gạc, cồn)
6/ Dây ga-rô
7/ Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.
 
10. Thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ là: ……………………..
Đáp án: Adrenaline
 
 
CÂU HỎI ÔN THI THÔNG TƯ 08/2011/TT-BYT HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC DINH DƯỠNG – TIẾT CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
 
PHẦN 1. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT
1.     Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú cần:
A.   Tổ chức khám và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh.
B.   Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh
C.   Ghi chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh cần điều trị bằng chế độ ăn vào y bạ hoặc đơn thuốc điều trị ngoại trú.
D.   Câu B, C đúng
Đáp án: D
 
2. Thông tư hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện có hiệu lực từ ngày:
A.   03/01/2011
B.   01/03/2011
C.   03/01/2012
D.   01/03/2012
Đáp án: B
 
3.     Thông tư hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện gồm:
A.   6 chương, 4 phụ lục
B.   6 chương, 5 phụ lục
C.   4 chương, 6 phụ lục
D.   4 chương, 5 phụ lục
Đáp án: C
 
4.     Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nội trú trong quá trình điều trị là:
A.   Người bệnh vào viện phải được đo chiều cao, cân nặng và ghi vào hồ sơ bệnh án.
B.   Các chuyên khoa căn cứ vào nhu cầu chuyên môn có thể quy định thêm các chỉ số khác để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
C.   Tổ chức hội chẩn giữa cán bộ khoa Dinh dưỡng, tiết chế với bác sĩ điều trị về chế độ ăn đối với những trường hợp bệnh đặc biệt có liên quan đến dinh dưỡng.
D.   Tất cả các câu trên
Đáp án: D
 
5.     Thông tư số 08/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế là thông tư:
A.   Hướng dẫn công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện
B.   Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
C.   Hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
D.   Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh
Đáp án: A
 
6.     Bác sĩ điều trị cần đánh giá và ghi nhận xét tình trạng dinh dưỡng của người bệnh lúc:
A.   Ra viện
B.   Chuyển viện
C.   Nhập viện
D.   Tử vong
Đáp án: C
 
7.     Nhân lực chuyên môn làm công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện: căn cứ vào qui mô bệnh viện, thành phần gồm:
A.   Bác sĩ, điều dưỡng viên dinh dưỡng, tiết chế
B.   Bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên dinh dưỡng, tiết chế, cử nhân dinh dưỡng, tiết chế
C.   Bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên dinh dưỡng, tiết chế
D.   Điều dưỡng viên, kỹ thuật viên dinh dưỡng, tiết chế
Đáp án: B
 
PHẦN 2. CHỌN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
8.     Bệnh viện cần tổ chức đào tạo cho bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên về dinh dưỡng, tiết chế.
Đáp án: Đúng
 
9.     Người bệnh được bác sĩ chỉ định chế độ ăn bệnh lý phải được cung cấp suất ăn tại buồng bệnh
Đáp án: đúng
 
10.            Tổ chức hội chẩn giữa cán bộ khoa Dinh dưỡng, tiết chế với bác sĩ điều trị về chế độ ăn đối với tất cả những trường hợp có liên quan đến dinh dưỡng.
Đáp án: Sai
 
PHẦN 3. CHỌN NHIỀU CÂU ĐÚNG
11.            Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong bệnh viện là:
A.   Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong bệnh viện.
B.   Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong bệnh viện.
C.   Xây dựng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và phổ biến cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện.
D.   Tất cả đều sai
Đáp án: A và B
 
12.            Khoa Dinh dưỡng, tiết chế (hoặc tổ) tùy điều kiện cụ thể tối thiểu phải tổ chức những khu vực làm việc sau:
A.   Phòng hành chính, khu vực bếp chế biến, bảo quản thực phẩm, pha chế sữa, chuẩn bị các suất ăn và lưu mẫu thức ăn.
B.   Bộ phận chế biến thức ăn được thiết kế một chiều.
C.   Khu vực phục vụ ăn uống cho người bệnh, viên chức y tế bệnh viện và các đối tượng khác.
D.   Căn cứ nhu cầu thực tiễn bệnh viện có thể bố trí giường bệnh điều trị phục hồi dinh dưỡng; phòng tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng.
Đáp án: A, C và D
 
13.            Trách nhiệm của Điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng về dinh dưỡng, tiết chế
A.   Thông báo kịp thời cho khoa Dinh dưỡng, tiết chế, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa lâm sàng về kết quả xét nghiệm vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm.
B.   Tổ chức tiếp nhận suất ăn và hỗ trợ ăn uống cho người bệnh tại khoa.
C.   Kiểm tra việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý của viên chức y tế và người bệnh trong khoa.
D.   Kiểm tra việc tổng hợp chế độ ăn bệnh lý hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ điều trị và báo cho khoa Dinh dưỡng, tiết chế chuẩn bị chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh của khoa.
Đáp án: B, C và D
 
14.            Trách nhiệm của viên chức trong bệnh viện về dinh dưỡng, tiết chế
A.   Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, tiết chế.
B.   Thực hiện đúng các quy định về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.
C.   Tuân thủ thực hiện chỉ định của bác sĩ điều trị về chế độ ăn bệnh lý.
D.   Thực hiện các quy định về dinh dưỡng, tiết chế cho người bệnh theo hướng dẫn của bệnh viện.
Đáp án: A và B.
 
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
 
Câu 1: Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam của Bộ Y tế ban hành ngày tháng năm nào?
A: 20/04/2012,               B: 21/04/2012,              
C: 22/04/2012,               D: 23/04/2012.
 
Câu 2: Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng việt nam của Bộ Y tế bao gồm bao nhiêu tiêu chuẩn?
A: 24,                             B: 25,                             C: 26,                   D: 27
 
Câu 3: Nội dung tiêu chuẩn 3 của chuẩn năng lực cơ bản của Điều Dưỡng Việt Nam do Bộ Y tế ban hành là gì?
A: Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh, gia đình và cộng đồng.
B: Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh.
C: Đảm bảo chăm sóc liên tục.
D: Tất cả sai.
E: Tất cả đúng.
 
Câu 4: Tiêu chuẩn 9: sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu của chuẩn năng lực của điều dưỡng việt nam gồm bao nhiêu tiêu chí?
A: 3,                     B: 4,                     C: 5,                     D: 6.
 
Câu 5: Trong lĩnh vực 1: năng lực thực hành chăm sóc của chuẩn năng lực của điều dưỡng việt nam gồm bao nhiêu tiêu chuẩn?
A: 14,                   B: 15,                   C: 16,                   D: 17.
 
Câu 6: Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp là nội dung tiêu chuẩn mấy trong chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng việt nam?
A: Tiêu chuẩn 24,                    B: Tiêu chuẩn  25,                  C: Tiêu chuẩn  26,
D: Tất cả sai.
 
Câu 7: Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng việt nam bao gồm?
A: 25 Tiêu chuẩn, 110 tiêu chí.
B: 25 Tiêu chuẩn, 120 tiêu chí.
C: 26 Tiêu chuẩn, 110 tiêu chí.
D: 26 Tiêu chuẩn, 120 tiêu chí.
E: Tất cả sai.
 
Câu 8: Tiêu chuẩn: quản lý, ghi chép và sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định gồm bao nhiêu tiêu chí?
A: 3,                     B: 4,           C: 5,            D: 6,           E: Tất cả sai.
 
Câu 9: Lĩnh vực 3 của chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng việt nam đề cập đến nội dung nào?
A: Năng lực thực hành chăm sóc
B: Năng lực quản lý và phát triển sự nghiệp
C: Năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp
D: Tất cả sai.
 
Câu 10: Báo cáo các hành vi vi phạm với cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân với báo cáo đó là tiêu chí mấy trong tiêu chuẩn 25?
A: 1,           B: 2,            C: 3,           D: 4,           E: 5.
 
DANH MỤC BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY
Câu 1 : Thông tư ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là thông tư số ?
A : 46/2016/TT-BYT,             B: 46/2015/TT-BYT
C: 45/2016/TT-BYT,               D: 45/2015/TT-BYT.
 
Câu 2 : Các bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được gán mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) có mã bệnh 3 và 4 ký tự (gồm số và chữ). Các bệnh có mã 4 ký tự thuộc nhóm bệnh có mã bệnh 3 ký tự.
A: Đúng,                       B: Sai
 
Câu 3: Thông Tư ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày có hiệu lực từ ngày nào ?
A : 01/03/2017,             B : 01/04/2017,             
C : 10/03/2017,              D : 10/03/2017
 
Câu 4 : Các bệnh cần chữa trị dài ngày theo Thông Tư ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế.
A : Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng
B : Di chứng do lao xương và khớp
C : Viêm đường tiết niệu tái phát
D : Tất cả đúng
E : Câu A và câu B đúng
 
Câu 5 : Các bệnh cần chữa trị dài ngày theo Thông Tư ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế.
A : Đái tháo đường
B : Hạ đường huyết nghi do cường Insulin
C : Bệnh Parkinson
D : Tất cả sai
E : Tất cả đúng
 
Câu 6 : Thông Tư ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế đã bãi bỏ Phụ lục I về danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số mấy của bộ y tế ?
A : 13/2016/TT-BYT
B : 14/2016/TT-BYT
C : 15/2016/TT-BYT
D : 16/2016/TT-BYT
 
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CÁC HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 
Câu 1: Tiệt khuẩn (Sterilization): là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.
A : đúng,             B : Sai
 
Câu 2 : Khử khuẩn (Disinfection): là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ (DC) nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 2 mức độ khử khuẩn (KK): khử khuẩn mức độ thấp, trung bình.
A : đúng.                        B : Sai
 
Câu 3: Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection): là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
A : đúng,                       B : Sai
 
Câu 4: Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, và tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
A : đúng,                        B : Sai
 
Câu 5 : Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virut và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
A : đúng                        B : sai
 
Câu 6 : Làm sạch (Cleaning): là quá trình sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những DC, mà không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn; Quá trình làm sạch là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn (KK), tiệt khuẩn (TK) tiếp theo. Làm sạch ban đầu tốt sẽ giúp cho hiệu quả của việc KK hoặc TK được tối ưu.
A : đúng,                       B : sai
 
Câu 7 : Khử nhiễm (Decontamination): là quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.
A : đúng,                       B : sai.
 
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
 
Câu 1 : Thông Tư liên tịch quy định về quản lý chất thải y tế được ban hành ngày, tháng, năm nào ?
A : 01/12/2015,              B : 11/12/2015,              C : 21/12/2015,   
D : 31/12/2015 .
 
Câu 2 : Thông Tư liên tịch quy định về quản lý chất thải y tế được ban hành là thông tư số mấy ?
A : 50/2015,                   B : 53/2015,         C : 55/2015,         D : 58/2015
 
Câu 3 : Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác.
A: đúng,                        B: sai
Câu 4: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
A: đúng,                        B: sai
 
Câu 5: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.
A: đúng,                        B: sai
 
Câu 6: Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm
A: đúng,                        B: sai
 
Câu 7: Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm.
A: đúng,                        B: sai
 
Câu 8: Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường.
A: đúng,                        B: sai
 
Câu 9: Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
A: đúng,                        B: sai
 
Câu 10: có bao nhiêu nguyên tắc phân loại chất thải y tế
A: 3,           B:4,             C:5,             D: 6,
Câu 11:  Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 12: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 13: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 14: Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 15: Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 16: Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 17: Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 18: Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu :19 Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 20: Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 21: Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín;
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 22: Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
A: ĐÚNG,           B: SAI
Câu 23 : Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
A: Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
B: Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
C: Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
D : Tất cả đúng
E : Câu B và C đúng
Câu 24 : Tần suất báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được lập 01 lần/năm, tính từ 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12.
A: ĐÚNG,           B: SAI.
Hết


Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tài liệu, y sĩ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 53

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 18947

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 125809

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18433361

Thăm dò ý kiến

Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi?

Phục vụ bệnh nhân tốt

Khám bệnh chuyên nghiệp

Bác sĩ chuyên nghiệp

Tất cả các ý kiến trên