Bệnh viện Phổi thực hiện Công văn: 107/BVPTƯ-DAPCL, ngày 10 tháng 01 năm 2025 của Bệnh viện Phổi Trung ương về việc tăng cường triển khai hoạt động sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn. Tiếp tục mở rộng các nhóm đối tượng xét nghiệm chẩn đoán, điều trị lao tiềm ẩn, như:
BỆNH VIỆN PHỔI BẾN TRE TĂNG CƯỜNG TẦM SOÁT BỆNH LAO VÀ LAO TIỀM ẨN TẠI CỘNG ĐỒNG
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng,
chống bệnh lao. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cả hệ thống chính
trị, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Quốc tế đã cùng tham gia vào công tác kiểm soát
với nhiều chính sách và hành động cụ thể.
Hoạt động phòng, chống bệnh lao đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.
Hàng năm, tập trung phát hiện được trên 100.000 bệnh nhân lao, tỷ lệ điều trị thành công
bệnh lao >90%. Đặc biệt, năm 2024, có hơn 113.000 bệnh nhân lao được phát hiện (tăng
7% so với năm 2023), với tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn là 72,8%, tỷ lệ điều trị thành
công đạt trên 90% (cao hơn tỷ lệ này trên toàn cầu, mức 88%).
Tuy nhiên, Việt Nam hiện đứng thứ 11/30 quốc gia có dịch tễ bệnh lao và lao kháng
đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam vẫn còn rất nghiêm trọng
với tỷ lệ mắc lao mới vào khoảng 176/100.000 dân. Ước tính có khoảng 172.000 trường
hợp mắc lao mới xuất hiện hàng năm (theo báo cáo WHO Global TB report 2023), nhưng
mỗi năm Việt Nam mới chỉ phát hiện và báo cáo khoảng trên 100.000 người bệnh lao,
vẫn còn một số lượng khá lớn (trên 40%) người bệnh lao ở trong cộng đồng chưa được
phát hiện và điều trị, việc này cản trở mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm
2035. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, để đạt được mục tiêu này, công tác
phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao và lao tiềm ẩn tại cộng đồng và cơ sở y tế phải là
một trong những hoạt động ưu tiên hàng đầu của Chương trình chống lao Quốc gia tại
Việt Nam.
Tại Bến Tre, trung bình mỗi năm có khoảng 1.300 – 1.400 người mắc bệnh lao,
chiếm 95 - 100 người/100.000 dân, trong đó lao kháng thuốc chiếm khoảng 3%/tổng số
bệnh lao và bệnh nhân lao tử vong khoảng 4%/tổng bệnh lao.
Thực hiện Quyết định: 2627/QĐ-BYT, ngày 05 tháng 9 năm 2024 của Bộ Trưởng
Bộ Y tế, về việc Ban hành hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực
bệnh lao, lao tiềm ẩn, một số bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế. Công văn số:
1897/BVPTƯ-CTCLQG, ngày 03 tháng 7 năm 2024 của Bệnh viện Phổi Trung ương về
việc Hướng dẫn hoạt động sàng lọc ở nhóm người có nguy cơ cao. Công văn số:
2900/SYT-NVY, ngày 06 tháng 9 năm 2024 của Sở Y tế về việc Triển khai Quyết định:
2627/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bến Tre đã khẩn trương xây
dựng kế hoạch và triển khai ngay chương trình hành động mang tính thiết thực và cụ thể.
2
Hiện nay, Bệnh viện được trang bị 02 dòng máy xét nghiệm Gene – Xpert
MTB/Ultra 6 và 10 màu giúp trả kết quả định danh MTB và tính kháng RMP nhanh
chóng, hiệu quả. Đồng thời, năm 2024 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi đã được tiếp nhận hệ
thống xe chụp Xquang kỹ thuật số lưu động (dự án tài trợ của Quỹ Toàn cầu phòng chống
lao giai đoạn 2021 – 2023). Đây là dòng xe Hyundai mới 100%, với hệ thống máy
Xquang cao tần 750mA, phần mềm kỹ thuật số hiện đại, cho hình ảnh rõ nét với độ chính
xác cao, có thể chụp được số lượng lớn lên đến 1.000 ca/ngày ở mọi địa hình, vùng sâu,
vùng xa.
(Khám sàng lọc tại Trung tâm Bảo trợ người Tâm thần tỉnh Bến Tre – tháng 11/2024)Với đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, tay nghề vững
vàng, làm chủ được các thiết bị máy chuyên dụng hiện đại. Sau khi tiếp nhận, Bệnh viện
đã nhanh chóng đưa các thiết bị y tế này vào hoạt động, đi đến tận các địa phương, cơ
quan, đơn vị để phục vụ.
Trong năm 2024, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tăng cường áp dụng chiến lược 2X
(Xquang - Xpert), kết hợp với tiêm Mantoux nhằm triển khai thực hiện kế hoạch hoạt
động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn và một số bệnh hô hấp tại cộng
đồng. Khám sàng lọc ở nhóm người có nguy cơ cao: Trại giam Châu Bình (Bộ Công an),
Trung tâm Bảo trợ người tâm thần, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Cung cấp dịch vụ Công
tác xã hội, cơ sở Cai nghiện ma túy, cơ sở Điều trị Methadone, Bệnh viện Tâm thần. Hỗ
trợ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khám sức khỏe cho công nhân các công ty ở khu
công nghiệp.
4
Đồng hành cùng Quỹ Hành trình gieo yêu thương khám bệnh về nguồn, cấp phát
thuốc miễn phí, trao quà… cho gia đình diện chính sách, hoàn cảnh khó khăn xã Tân Lợi
Thạnh và thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm
(Khám bệnh về nguồn tại xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre – tháng 7/2024)Qua đó, đã thực hiện khám sàng lọc 5.163 cas, chụp Xquang tim phổi 5.156 cas, xét
nghiệm Gene – Xpert 255 cas, tiêm Mantoux 2.302 mũi. Từ đó, phát hiện được 47 trường
hợp lao phổi dương tính và 332 cas mắc lao tiềm ẩn.
Theo kết quả báo cáo hoạt động Chương trình chống lao năm 2024, Công tác
khám phát hiện và thu dung điều trị bệnh lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi ghi nhận
được kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
- Bệnh nhân lao các thể : 1.409
- Bệnh nhân Lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học : 974
- Bệnh nhân lao kháng thuốc : 50
- Tỷ lệ điều trị thành công lao mới và tái phát : 93,3%
- Xét nghiệm Gene-Xpert: 2879 mẫu (cho kết quả: Có MTB và không
kháng 846 mẫu, có MTB và kháng thuốc 48 mẫu); Soi đàm trực tiếp 1228 tiêu bản,
phát hiện trên 116 dương tính.
(Tiêm Mantoux tại Trung tâm Bảo trợ người Tâm thần tỉnh Bến Tre – tháng 11/2024)Ngày 01/3/2025, Quyết định số: 673/QĐ-UBND của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân
tỉnh Bến Tre về việc tổ chức lại và đổi tên Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành Bệnh viện
Phổi thuộc Sở Y tế tỉnh Bến Tre.
Năm 2025, hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3/2025, với chủ đề:
“VIỆT NAM CAM KẾT, ĐẦU TƯ, HÀNH ĐỘNG
ĐỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO”
Bệnh viện Phổi thực hiện Công văn: 107/BVPTƯ-DAPCL, ngày 10 tháng 01 năm
2025 của Bệnh viện Phổi Trung ương về việc tăng cường triển khai hoạt động sàng lọc,
chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn. Tiếp tục mở rộng các nhóm đối tượng xét nghiệm chẩn
đoán, điều trị lao tiềm ẩn, như: Người bệnh tới khám tại các đơn vị chống lao tuyến tỉnh,
huyện; Nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị phòng chống lao hoặc các cơ sở y tế có
bệnh nhân lao đến khám và điều trị bệnh; Phạm nhân ở trại giam; Phối hợp với các đối tác
tăng cường mở rộng khám sàng lọc phát hiện bệnh lao trong khu công nghiệp/khu chế
xuất và các cơ sở y tế tư nhân.
Nhìn chung, với sự hỗ trợ và chỉ đạo sát sao của Bệnh viện phổi Trung ương,
Chương trình chống lao Quốc gia, Sở Y tế, Bệnh viện Phổi Bến Tre từng bước chuyển
mình, tận dụng và phát huy mọi nguồn lực, xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động
một cách tích cực, chuyên nghiệp, mang tính đột phá nhằm tiến đến mục tiêu chấm dứt
bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035.
Phạm Thanh Bình (GĐBV Phổi)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn benhvienlaovabenhphoi.ỏg.vn là vi phạm bản quyền